Hiển thị các bài đăng có nhãn đặc sản miền Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đặc sản miền Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Món phá lấu Sài Gòn

Món ăn phá lấu là món ngon nổi tiếng và đặc sản của đất Sài Gòn. Phá lấu được chế biến từ các nguyên liệu như khăn lông, tổ ong, xách bò, phèo... được tẩm ướp gia vị vừa ăn và ninh mềm cùng nước cốt dừa.

Cứ vào giờ tan tầm mỗi buổi chiều, các hàng phá lấu ở Sài Gòn lại trở nên nhộn nhịp. Chỉ với một chén phá lấu được nấu từ khăn lông, tổ ong, xách bò, phèo... ăn kèm với bánh mì, cũng đủ làm bạn thấy ngon miệng va hài lòng.

Món phá lấu có màu vàng đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng, quyến rũ.

Bánh tráng trộn Sài Gòn

Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Sài thành đông vui và nhộn nhịp, bạn nên thử qua món bánh trộn. Món quà vặt trên đường phố Sài Gòn này không những rẻ mà lại có vị lạ, ngon đến khó quên. Giới học sinh, sinh viên thì không hề xa lạ với món ăn vặt này.
Vừa tan học, đang buôn chuyện rôm rả với bạn mà nhìn thấy gánh hàng rong đi qua, chắc chắn họ sẽ bỏ quên câu chuyện đang nói mà sà ngay xuống, ngồi cạnh cô bán hàng và nhanh tay tách bánh tráng bỏ vào chiếc tô lớn hoặc túi nylon. Sau đó, họ chọn đủ các nguyên liệu như trứng cút luộc, thịt bò khô, tôm khô, xoài xanh cắt nhỏ, đậu phộng (lạc rang), hành phi thơm... để trộn cùng bánh tráng.
 

Các món ăn lạ độc đáo của Đồng Tháp

Miền Tây Nam bộ mà cái nôi là vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, là giang sơn của những loài sản vật hoang dã trên rừng dưới nước như bông Sen, bông Súng, tôm, ốc, rùa, rắn.... Tìm hiểu cách ăn, cách nấu những món ăn đặc sản của người gốc miền Tây là một trong những nét văn hoá đặc sắc ở Đồng Tháp Mười

Ốc treo giàn bếp

Ốc treo giàn bếp đặc biệt nhất là ốc lác. Hiện nay nhiều hộ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò có phong trào mua ốc lác về nuôi bằng cách dùi những con ốc lác xuống lớp đất mỏng (còn gọi là ốc dùi), sau 3-4 tháng cho thu hoạch, giá cao gấp đôi ốc thường. Ốc lác treo giàn bếp thường lựa loại to, khi cần sử dụng con nào cũng mím miệng cạy khó ra, mình ốc có màu xám như đang thiếu nước. Chuẩn bị cho một buổi tiệc, sau khi rửa sạch hết bụi bặm, ta sắp ốc vào một nắp khạp có chứa sẵn nước quậy trứng gà cho ốc uống; những con ốc nghe có nước bắt đầu cục cựa, há miệng, quơ râu uống nước.

Khám phá khu sủi cảo Hà Tôn Quyền - Sài Gòn

Ngoài cái ngon của nước dùng, tươi ngọt của nhân sủi cảo, thực khách còn "bồ kết" những miếng mực dày, màu sắc lạ mắt với vị giòn, mềm khó cưỡng. 


Nhắc đến sủi cảo Sài thành, người ta nghĩ ngay đến đường Hà Tôn Quyền, cụ thể là khoảng từ số nhà 150 đến số nhà hơn 200. Trong nội khu này, hai bên đường dày đặc quán sủi cảo. Đến đây vào buổi tối, bạn sẽ chứng kiến số lượng khách "khủng" ra sao với hàng trăm chiếc xe máy phủ đầy các quán, các con hẻm gần đấy, tiếng người í ới, mời mọc, tiếng muỗng, nĩa leng keng…



Càng cua đá rang muối

Cua đá thường to bằng cườm tay, mai, càng có màu tím sẩm, hình dáng trông giống như cua đồng. Cua đá thường sinh sống ở những vùng núi đá, bãi đá thuộc các hải đảo hoặc những bờ biển đá ở phía Nam. Càng cua đá chắc, cứng như đá, muốn ăn phải dùng chày để đập hoặc dùng kềm sắt kẹp vỡ mới có thể lấy được phần thịt bên trong.

Người ta bắt cua đá vào ban đêm, đó là thời gian cua ra khỏi hang để kiếm ăn, đẻ, hoặc tìm bạn tình giao phối. Mắt cua đá rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh của đèn pin, người ta gọi là cua “ăn đèn”. Lúc ấy cua đứng một chỗ, khẽ huơ nhẹ càng, hai mắt sáng trong màu hột lựu. Người bắt chỉ việc chộp cua bằng tay có bao vải! Cua đá hiện được thương lái thu mua khoảng 8.000 đồng/con. Vào nhà hàng, mỗi con cua đá qua chế biến có giá khoảng 15.000 đồng/con


Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều loài giáp xác, trong đó có nhiều loài, họ nhà cua. Và cua đá là một loài cua khá đặc biệt.



Bài viết được xem nhiều trong tuần