Hiển thị các bài đăng có nhãn món ngon ngày Tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn món ngon ngày Tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Hướng dẫn làm mứt bí đao

Mứt bí là loại mứt duy nhất được dùng nhiều khi làm các loại bánh. Bánh trung thu nhé, bánh pía nữa nhé. Trong khi các loại mứt khác thì không được “ưu ái” đến như vậy. Bởi vậy cho nên, danh sách các loại mứt phải “ưu tiên” mứt bí lên hàng đầu. Ít ra thì món này nếu có thừa thì gói kín cất đi để làm bánh vào lúc khác được.

Hướng dẫn muối dưa cải chua cho ngày tết

Dưa muối với giò mỡ là những món ăn ngon trong dịp tết. Cách muối dưa cải ngon nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, vậy nên chúng tôi  xin giới thiệu với các bạn bí quyết để có món dưa cải ngon mà không bị khú.

Món bánh thuẫn

Ở quê tôi, ngày tết nào gia đình các nhà cũng đổ bánh thuẫn. Có lẽ một phần từ lâu bánh thuẫn đã là món bánh đặc sản, mang tính truyền thống nên không thể thiếu trên bàn thờ ông bà, tổ tiên cũng như mời khách trong mấy ngày tết. Việc làm bánh tết thường bắt đầu từ đầu tháng chạp.

Vào khoảng thời gian này, không khí xuân như len lỏi trong từng nhà, đâu đâu trong xóm cũng thơm nồng hương bánh thuẫn.

Món bánh thuẫn

Tré ngang tầm với nem công chả phụng ?

Tré là món ăn giòn sần sật, nghe rõ hương thơm hơi chua chua của riềng, tỏi, gia vị.

Bây giờ, mở màn cho tiệc cưới hỏi, giỗ kỵ... thường là nem và chả xuất hiện đầu tiên, món khai vị để khách khứa nâng ly rượu mừng. Có thể nói, tré sinh sau đẻ muộn hơn nem chả, lạc loài giữa dân gian, với đầy đủ tính cách hấp thụ từ chủ nhân tạo ra nó: bình dị, nhưng giàu bản sắc.

Căn cứ vào món “nem công, chả phụng” trong cung đình, đã có từ xưa, đủ hiểu nem và chả gầy dựng được một vị thế trong văn hoá ẩm thực của nhiều nước phương Đông, trong đó rõ nét nhất là Việt Nam. Rồi trong văn học dân gian rất nhiều câu ca, hò, vè khen ngợi cái sự ngon và sang cả của nem, chả. Có vậy mà chuyện “vụng trộm” nó “ngon” như thế nào, cũng được dân gian cụ thể hoá bằng: “Ông ăn chả, bà ăn nem”.

Tré của thời ấu thơ

Giờ là thời hoàng kim của những đặc sản “đông-tây-kim-cổ”, song vẫn thường có nem chả bày biện cho khai vị trong đám tiệc. Trên đất Huế, tré là “đứa em” ra đời giữa dân gian, nó bình dị, nhưng cũng không kém phần “hảo hán”.

Chuyện bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống của dân tộc. Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về ý nghĩa. 

 Món bánh chưng ngày Tết

Riêng tôi rất thích thú với truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương thứ 6, về cuộc thi tài để chọn người lên làm vua: không thi gì mà thi làm món ăn.

Tự chế biến món ăn ngày Tết

Ngày tết, nếu khéo tay, bạn vẫn có thể chế biến những món ăn ngon, tiện lợi tại nhà mà không cần phải mua những thực phẩm tương tự chế biến sẵn.


Bạn cũng không phải lo về hậu quả của những chất bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm làm sẵn này. Nhóm chuyên gia ẩm thực của Sài Gòn Tiếp Thị hướng dẫn cách chế biến một số món ăn chơi ngày tết dễ làm. 

Ý nghĩa các loại trái cây trong Mâm Ngũ Quả - Tết 2013

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.


Gọi ngũ quả, tức là năm loại quả. Cách trang trí mâm ngũ quả ở hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Trong Nam, mâm ngũ quả gồm năm loại: Dừa, Đu đủ, Xoài, Sung, Mãng cầu hoặc chùm trái Mây. Ngoài Bắc mâm ngũ quả thường có: Chuối, Bưởi, Cam, Quýt, Phật thủ hoặc Hồng Xiêm.

Món ăn ngày tết 2013

Từ xưa đến nay, người Việt thích ăn ngon, ăn nhiều trong ngày tết nên ta có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày tết”. Ngày tết ta có “cỗ” tết: Ở miền Bắc ngoài món thịt đông đặc biệt còn có chả lụa (giò lụa), chả quế, chả đầu (giò thủ), canh măng, chân giò, nấm hương, miến gà, nem rán, xôi gấc và không thể thiếu bánh chưng xanh, dưa hành.


Dưa món

Các món ăn đặc trưng ngày Tết

Ẩm thực ngày Tết là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Sự cầu kỳ, tinh tế được thể hiện ở từng món ăn được chế biến công phu từ những nguyên liệu đặc trưng cho nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Sự kết hợp các món ăn lại với nhau một cách hòa hợp chẳng hạn bánh chưng, giò chả phải ăn kèm với dưa món, thịt kho ăn chung với dưa giá, tận dụng thời tiết se lạnh mùa xuân làm ra món thịt đông. Tất cả tạo nên một mâm cỗ Tết đặc sắc.

Bánh chưng 

Bài viết được xem nhiều trong tuần