Món bánh tráng trứng Đà Nẵng

Một họ hàng nhà bánh tráng mới đã bổ sung vào “list” bánh tráng trứng của teen Huế đó là “Bánh tráng trứng Đà Nẵng”. Cùng hội bạn đến để “check-list” và măm măm món ăn cực ngon lạ miệng này nhé.


 Bánh tráng trứng Đà Nẵng

Chuyện bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống của dân tộc. Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về ý nghĩa. 

 Món bánh chưng ngày Tết

Riêng tôi rất thích thú với truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương thứ 6, về cuộc thi tài để chọn người lên làm vua: không thi gì mà thi làm món ăn.

MUA CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG TRONG DỊP TẾT VÀ TẶNG NGƯỜI THÂN

MUA CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG TRONG DỊP TẾT VÀ TẶNG NGƯỜI THÂN. CHỈ CẦN GỌI 0903 087 806 MR LONG - GIAO TẬN NƠI




Đà Nẵng có rất nhiều sản phẩm để du khách mang về làm quà. Trong số đó chả bò, nem, tré là những món đặc sản được nhiều người tìm mua. Chả bò, nem tré Đà Nẵng đã trở thành thương hiệu truyền thống và lâu đời.


Món chè bột lọc bọc đậu phộng thơm bùi lạ miệng

Chén chè nóng hổi, có vị ngọt thanh vừa phải với mùi thơm của gừng, bên ngoài dai dai và bên trong bùi bùi, thật thú vị và hấp dẫn.




Món đặc sản của Huế : Vả trộn tôm tươi


Cây vả thuộc họ sung. Có lẽ người Thừa Thiên - Huế trồng vả theo thói quen nhiều hơn là hiệu quả vì cây vả lá to như lá sen, tán rộng, mỗi cây vả chiếm cả chục mét vuông đất vườn, trong khi trái vả lại có rất ít giá trị kinh tế. Tuy vậy ở Huế từ đồng bằng, trung du và ngược lên cả miền núi chúng ta cũng có thể gặp đây đó bóng dáng cây vả. 


 Món vả trộn đặc sản của Huế


Món măng khô hầm xương

Xuân về háo hức với những món ăn ngon mẹ nấu. Du xuân trong không khí vui vẻ ấm áp không thể thiếu đi những món ăn ngon ngày tết hấp dẫn như măng khô hầm xương.



Món gà rang lá lốt món ngon dễ làm

Bạn đã từng quen chế biến các món gà nướng, tần, hấp? Để thay đổi khẩu vị của bạn, xin được giới thiệu và hướng dẫn bạn cách chế biến món ngon dễ làm “Gà rang lá lốt” nhằm làm phong phú thêm cho thực đơn của bạn hàng ngày. 

Món bánh tôm Hồ Tây - Hà Nội

Món bánh tôm Hồ Tây - Hồ Tây rộng trên 500ha, cùng với hồ Trúc Bạch là một trong những cảnh đẹp từ nghìn xưa. Ở giữa hai con hồ , nổi lên một con đường kỳ diệu. Đây là con đường đặc biệt của Hà Nội, rất hấp dẫn không chỉ riêng với người Hà Nội mà còn là niềm say mê của nhiều khách du lịch. Nó như một nét thơ, một bức tranh,một con đường trong thần thoại ngay giữa lòng thành phố.



Ngon miệng với tô bún nghệ Huế

Nếu là “tín đồ” ẩm thực thì khi đặt chân đến xứ cố đô Huế, thì bạn chớ nên bỏ qua chợ Tây Lộc nằm bên đường Nguyễn Trãi, một nơi quy tụ rất nhiều món ngon mà giá cực mềm.

Một cô nàng “thổ địa” người Huế dẫn tôi đến một quán bún nghệ vô danh, như là điểm dừng chân đầu tiên trong “hành trình khám phá ẩm thực của chợ Tây Lộc”.

Quán này nằm cách cổng chợ không xa là mấy.

Một tô bún nghệ đã miệng, ngon mắt

Một tô bún nghệ sẽ gây ấn tượng đầu tiên với bạn bằng một màu vàng bắt mắt. Ăn miếng đầu tiên, có thể bạn sẽ thấy lạ lẫm với vị hăng hăng, ngai ngái của nghệ tươi.

Bún Thang Hà Nội

Dẫu có ăn bún ốc, bún bung, bún chả, bún sườn ở Hà Nội, thì trước một tô bún thang nghi ngút khói thực khách khó mà đành lòng cưỡng lại được. Bún thang đất Hà thành vốn được tiếng là một trong những đắc sản của ẩm thực Hà Nội.

Ăn ngon ba miền - Blog dành cho những tâm hồn ăn uống: Tự chế biến món ăn ngày Tết


Ăn ngon ba miền - Blog dành cho những tâm hồn ăn uống: Tự chế biến món ăn ngày Tết: Ngày tết, nếu khéo tay, bạn vẫn có thể chế biến những món ăn ngon, tiện lợi tại nhà mà không cần phải mua những thực phẩm tương tự chế bi...

Tự chế biến món ăn ngày Tết

Ngày tết, nếu khéo tay, bạn vẫn có thể chế biến những món ăn ngon, tiện lợi tại nhà mà không cần phải mua những thực phẩm tương tự chế biến sẵn.


Bạn cũng không phải lo về hậu quả của những chất bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm làm sẵn này. Nhóm chuyên gia ẩm thực của Sài Gòn Tiếp Thị hướng dẫn cách chế biến một số món ăn chơi ngày tết dễ làm. 

Ý nghĩa các loại trái cây trong Mâm Ngũ Quả - Tết 2013

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.


Gọi ngũ quả, tức là năm loại quả. Cách trang trí mâm ngũ quả ở hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Trong Nam, mâm ngũ quả gồm năm loại: Dừa, Đu đủ, Xoài, Sung, Mãng cầu hoặc chùm trái Mây. Ngoài Bắc mâm ngũ quả thường có: Chuối, Bưởi, Cam, Quýt, Phật thủ hoặc Hồng Xiêm.

10 kỷ lục thú vị về thức ăn

Miếng thịt lợn dài tận 30,11m hay bánh mì nặng 1.571 tấn là những kỷ lục Guinness đáng để bạn phải trầm trồ thán phục.

Chiếc hot dog lớn nhất thế giới nặng tới 3,18 kg, do cửa hàng Gorilla Tango thực hiện vào tháng 3/2011.

Ba chỉ chưng ruốc - món ngon quê nhà

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương <3




Khám phá khu sủi cảo Hà Tôn Quyền - Sài Gòn

Ngoài cái ngon của nước dùng, tươi ngọt của nhân sủi cảo, thực khách còn "bồ kết" những miếng mực dày, màu sắc lạ mắt với vị giòn, mềm khó cưỡng. 


Nhắc đến sủi cảo Sài thành, người ta nghĩ ngay đến đường Hà Tôn Quyền, cụ thể là khoảng từ số nhà 150 đến số nhà hơn 200. Trong nội khu này, hai bên đường dày đặc quán sủi cảo. Đến đây vào buổi tối, bạn sẽ chứng kiến số lượng khách "khủng" ra sao với hàng trăm chiếc xe máy phủ đầy các quán, các con hẻm gần đấy, tiếng người í ới, mời mọc, tiếng muỗng, nĩa leng keng…



Món ăn ngày tết 2013

Từ xưa đến nay, người Việt thích ăn ngon, ăn nhiều trong ngày tết nên ta có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày tết”. Ngày tết ta có “cỗ” tết: Ở miền Bắc ngoài món thịt đông đặc biệt còn có chả lụa (giò lụa), chả quế, chả đầu (giò thủ), canh măng, chân giò, nấm hương, miến gà, nem rán, xôi gấc và không thể thiếu bánh chưng xanh, dưa hành.


Dưa món

Hà Nội lạnh và những món ăn không thể không xuýt xoa

Cái lạnh len lỏi khắp phố phường thủ đô như muốn "đưa đẩy" bước chân thực khách đến với quán xá nơi vỉa hè, để cùng xuýt xoa thưởng thức những hương vị ẩm thực mà chỉ Hà Nội mùa đông mới có thể đem đến...

Lạ mà quen, bánh rán Doraemon - Dorayaki

Trong danh mục ăn ngon ba miền hôm nay, mình sẽ viết về món bánh một thời gắn liền với bao kỉ niệm của các bạn trẻ lứa tuổi 8x,9x.
Kể từ ngày ngày mà bộ truyện Doraemon vào việt nam và làm mưa làm gió, hình ảnh chú mèo máy dễ thương tay cầm bánh rán Dorayaki dễ thương đã khiến bao fan của bộ truyện thèm thuồng và mơ ước một lần được nếm thử cái bánh đó. Tôi cũng từng như vậy cho đến ngày hôm ấy, một người bạn dễ thương đã gửi cho tôi địa chỉ để ăn thử bánh Dorayaki.



Các món ăn đặc trưng ngày Tết

Ẩm thực ngày Tết là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Sự cầu kỳ, tinh tế được thể hiện ở từng món ăn được chế biến công phu từ những nguyên liệu đặc trưng cho nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Sự kết hợp các món ăn lại với nhau một cách hòa hợp chẳng hạn bánh chưng, giò chả phải ăn kèm với dưa món, thịt kho ăn chung với dưa giá, tận dụng thời tiết se lạnh mùa xuân làm ra món thịt đông. Tất cả tạo nên một mâm cỗ Tết đặc sắc.

Bánh chưng 

Cao lầu, món ăn ngon lạ mà quen, quen mà lạ

Là một người thích tìm hiểu và thưởng thức những món ăn ngon và đặc sản của mỗi miền quê đi qua hoặc sinh sống. Qua mạng xã hội Ẩm thực Đà thành, tình cờ tôi phát hiện món ăn này, cái tên cao lầu lạ mà quen, xứng đáng nằm trong những món ăn ngon phải có thên trong thực đơn ăn ngon ba miền




Phở sốt vang ấm lòng sáng mùa đông lạnh giá

Người ăn phở ở Hà Nội rất sành, thế nên mặc dù số lượng hàng phở ở Hà Nội nhiều tới mức không thể kể hết, len lỏi mọi ngóc ngách nhưng những quán hàng còn lại sau vài chục năm tồn tại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những quán ăn đã thành tên tuổi, thương hiệu như phở bò Lý Quốc Sư, phở xếp hàng ở Bát Đàn, phở Thìn Bờ Hồ, phở Bản chuyên gà, phở Sướng ngõ phố Đinh Liệt, phở "bưng" vỉa hè Hàng Trống... đủ khiến người đi xa phải nhớ, người từ phương xa tới phải tìm đến bằng được.

Nhưng với những ai trót mê mẩn món phở sốt vang đậm đà thì hẳn không thể bỏ qua quán phở Thịnh nổi danh nhiều năm nay ở góc phố Hàng Bột xưa (nay là phố Tôn Đức Thắng, gần đoạn cắt với Quốc Tử Giám).


Càng cua đá rang muối

Cua đá thường to bằng cườm tay, mai, càng có màu tím sẩm, hình dáng trông giống như cua đồng. Cua đá thường sinh sống ở những vùng núi đá, bãi đá thuộc các hải đảo hoặc những bờ biển đá ở phía Nam. Càng cua đá chắc, cứng như đá, muốn ăn phải dùng chày để đập hoặc dùng kềm sắt kẹp vỡ mới có thể lấy được phần thịt bên trong.

Người ta bắt cua đá vào ban đêm, đó là thời gian cua ra khỏi hang để kiếm ăn, đẻ, hoặc tìm bạn tình giao phối. Mắt cua đá rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh của đèn pin, người ta gọi là cua “ăn đèn”. Lúc ấy cua đứng một chỗ, khẽ huơ nhẹ càng, hai mắt sáng trong màu hột lựu. Người bắt chỉ việc chộp cua bằng tay có bao vải! Cua đá hiện được thương lái thu mua khoảng 8.000 đồng/con. Vào nhà hàng, mỗi con cua đá qua chế biến có giá khoảng 15.000 đồng/con


Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều loài giáp xác, trong đó có nhiều loài, họ nhà cua. Và cua đá là một loài cua khá đặc biệt.



Bánh xèo Nam Bộ

Cái tên gọi "bánh xèo" cũng làm người ta nghĩ suy "có phải rằng tiếng xèo xèo khi đổ làm nên tên gọi của chiếc bánh". Chiếc bánh ở từng vùng cũng khác nhau về kích cỡ và cách làm nhân: bánh xèo Huế, bánh xèo Phan Thiết thường nhỏ nhưng bánh xèo Nam Bộ lại khác hẳn, to và nhiều nhân.




Bánh bèo chay hấp dẫn tại Đà Nẵng

Có thể nói đây là một trong những dĩa bánh bèo chay ngon nhất mà tôi đã từng được ăn.



Quán Duyên Lành ở kiệt 351 Hải Phòng (kiệt chùa Tân An). Các bạn cứ đi thẳng vào cuối kiệt (đến ngã 3) thì rẽ tay trái đi khoảng 3 nhà nữa là thấy quán bên tay trái luôn. Quán bán từ 6h sáng đến 6h tối.

Nhân khô chấy thơm ngọt còn nước mắm thì rất giống nước mắm mặn chứ ko phải loại nước mắm xì dầu như nhiều quán chay khác.
Giá: 10K/dĩa như hình (8 cái bánh bèo)


Nguồn: Facebook - Amthucdathanh

Cuối tuần ăn gì ?

Ngày cuối tuần có nhiều thời gian vì thế bạn có thể làm được những món ăn cầu kỳ một chút để đãi cả nhà nhé.

Cuối tuần trời khá lạnh. Những cơn mưa vẫn còn rơi rớt cộng thêm gió đầu mùa khiến ai cũng phải rùng mình. Chính vì thế, khi chế biến món ăn, các chị em luôn phải nghĩ làm sao các món ăn đó phải nóng hổi, vừa thổi vừa thưởng thức mới thú vị.

Bún tôm

Bỏ qua bữa sáng là điều không nên chút nào cả, vì thế, sự hấp dẫn của món bún tôm do bạn chế biến chính là cách "đánh thức" những chiếc dạ dày đang "lười biếng" nằm "ngủ nướng" trong chăn ấm kia.

Đậm đà bánh bèo xứ Huế

Bánh bèo là một món ăn bình dị, dân dã của người dân xứ Huế. Chiếc bánh bé xíu dẻo thơm hương bột gạo, vị ngọt của tôm cháy hòa trong chén nước mắm cay làm người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức.

Theo chân những người con đất cố đô vào Sài Gòn lập nghiệp, bánh bèo nhanh chóng trở thành món ăn được ưa thích, góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực vốn đa sắc của thành phố mang tên Bác.

Không biết bánh bèo có từ bao giờ, cũng không ai giải thích được vì sao gọi là bánh bèo. Chỉ biết rằng chiếc bánh mỏng manh, bình dị đó là đặc sản nổi tiếng của đất kinh kỳ. Được làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén con nhỏ xíu, ăn kèm với nước mắm ngọt, đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa bên trong là một quá trình chế biến đầy công phu của người dân ở đây.

Chiếc bánh bèo nhỏ xíu là món ăn dân dã trong đời sống của người xứ Huế. Ảnh: Khánh Hòa.

Tản mạn bún hến, cơm hến Huế

Đã năm năm sống ở Huế, trải qua quãng đời sinh viên với bao kỷ niệm, những điều mà Huế để lại tình yêu trong tôi đó là những dung dị trầm lắng và uyên thâm người dân xứ Huế, mùa mưa dai dẳng buồn đến lạ, những cảnh quan “sơn thủy hữu tình” và cả những món ăn độc đáo của ẩm thực Huế trong tâm hồn ăn uống của tôi… Nét làm nên sự độc đáo của ẩm thực Huế một nét nổi bật đó là “cơm hến và bún hến”. 
bún hến Huế
Bún hến Huế

Đặc sản Bánh Khoái xứ Huế

Người Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi ăn bằng mùi vị. Mặc dù tên gọi Bánh khoái rất dân dã là thế nhưng lại có sức hấp dẫn ghê gớm bởi cách bài trí món ăn cùng hương vị đặc trưng, độc đáo khiến ai đã thưởng thức một lần thì chắc chắn coi nó là món khoái khẩu, vì thế mới có tên gọi là Bánh khoái.

Bánh khoái xứ Huế


Thượng Tứ là tên của cửa thành phía Đông nam Kinh thành Huế. Ngày xưa triều đình Huế đã thiết lập ở đây Viện Thượng Tứ chuyên trông coi việc nuôi ngựa để kéo xe cho vua, vì vậy cửa thành này mới có tên gọi như vậy. Ngày nay, du khách đến Huế ai cũng cố tìm đến được cửa Thượng Tứ, không phải là chỉ để chiêm ngưỡng cổng thành xưa, mà chủ yếu là muốn thưởng thức món bánh khoái, đặc sản của đất Huế.

Cách làm món tré

Giới thiệu: Đầy đủ ngũ vị mạn, ngọt, chua, cay và chát của những lọn Tré Huế làm cho người thưởng thức dù chỉ một miếng cũng không dễ quên.

Cách làm món tré

Đặc sản Tré Huế

Từ khi vào Nam sinh sống, mỗi lần ngang qua Cái Răng, qua Mỹ Thuận tôi đều mua nem, chả để làm quà cho gia đình. Có một điều rất lạ, khi cầm lọn nem Nam Bộ tôi lại nhớ đến hương vị đặc trưng món tré quê nhà xứ Huế.

Món tré Huế



Trong dịp Tết Nguyên đán hay những lúc cuối tuần, ba tôi mời khách đều nhờ mẹ tôi trổ tài làm món tré để đãi bạn bè. Đây là món được ba tôi cũng như bạn bè có "tâm hồn ăn uống" ưa thích. Riêng tôi, tré là món ngon đến độ phải ghiền.

Cách làm món nem lụi Huế

Một trong những món ăn nổi tiếng của người xứ Huế, nem lụi luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với thực khách đến từ khắp nơi.

Những chiếc nem lụi thường được được nướng vàng ươm, thơm phức trên bếp than hồng, ăn kèm với các loại rau sống thơm mát, chấm với nước lèo đặc biệt làm ngẩn ngơ lòng bao thực khách.

Cơm hến Huế: bình dị và đậm đà

Cơm hến là sự pha trộn của rất nhiều nguyên liệu dân dã như bắp chuối, các loại rau thái nhỏ, hến, cơm trắng và mắm ruốc Huế. 

Đất Cố đô không chỉ hấp dẫn du khách với núi Ngự, sông Hương, đền đài, lăng tẩm, mà còn nổi tiếng bởi nền ẩm thực phong phú và độc đáo. Nói đến ẩm thực Huế thì không thể không nhắc đến cơm hến. Món ăn bình dị của người dân lao động xứ Trung kỳ lại trở thành đặc sản, đến mức người ta đã truyền tai nhau đến Huế mà chưa ăn cơm hến là chưa cảm nhận được vẻ đẹp quyến rũ của đất cố đô.
Cơm hến là món ăn bình dị, dân dã của người dân đất Cố đô
Cơm hến là món ăn bình dị, dân dã của người dân đất Cố đô. Ảnh: Khánh Hòa

Chè bột lọc bọc thịt quay

Món chè độc đáo này, lần thứ nhất người mới ăn thấy hơi ngài ngại, thông thường nghĩ đến chè là vị ngọt ngon nhưng sao ở đây lại beo béo ơn ớn, nước thì ngọt mà nhân lại mặn, do vậy có người thích người không, người thích ca ngợi muôn lời hay ý đẹp, người không ưa chê bai, ghét bỏ. Người thích thì ghiền, ăn thêm lần thứ hai, thứ ba… người không thích thì chỉ một lần nếm thử đã thôi, tạm biệt. Thì ra sự đời cái ăn ngon, mặc đẹp tùy vào khẩu vị và gu thẩm mỹ của mỗi người, không thể vì lời khen – tiếng chê của ai mà đánh giá bình phẩm miếng ngon – dở của món ăn.

Chè bột lọc bọc thịt quay
Nguồn : Facebook

Nem lụi Huế

Nếu bạn từng một lần đến Huế, từng say mê với các món dân dã như bánh bèo, bánh bột lọc thì nhất định bạn không thể bỏ qua món nem lụi Huế – một trong những đặc sản lâu đời của xứ Huế.


Nem lụi Huế


Bánh ram ít xứ Huế


Nói đến ẩm thực mang phong vị Huế, có lẽ du khách sẽ nhắc ngay đến bánh bèo, nhưng bên cạnh bánh bèo người Huế còn có một loại bánh mang hương vị độc đáo không kém, đó là bánh ram ít (được người Huế gọi tên đúng như hình dáng của chiếc bánh vậy).






Dân dã bánh nậm lá dong

Cầm chiếc bánh nậm trên tay, nhẹ nhàng mở lớp lá ra, tự mình cảm nhận hơi ấm từ lá chuối phả ra cùng với mùi thơm của nhân thì mới thấm thía được phong vị riêng biệt của thứ bánh dân dã này.

Thuở bé, muốn được ăn bánh nậm thì phải chờ đến mùa gặt hay đám tiệc vì việc làm bánh rất tốn thời gian và cũng khá xa xỉ với gia đình bình thường như nhà tôi lúc đó. Mỗi lần cô Năm làm bánh là mấy anh em tôi lăng xăng phụ giúp, tranh nhau canh bếp đợi bánh chín. Là đứa cháu được cô thương nhất nên khi làm bánh cô thường lấy một sợi dây nhỏ buộc vòng lên những cái bánh có nhiều “nhân” để làm “dấu” cho tôi dễ nhận biết.


Nguyên liệu làm bánh nậm không cầu kỳ. Ảnh: Ngọc Khánh

Đậm đà bánh bèo xứ Huế

Bánh bèo là một món ăn bình dị, dân dã của người dân xứ Huế. Chiếc bánh bé xíu dẻo thơm hương bột gạo, vị ngọt của tôm cháy hòa trong chén nước mắm cay làm người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức.

Theo chân những người con đất cố đô vào Sài Gòn lập nghiệp, bánh bèo nhanh chóng trở thành món ăn được ưa thích, góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực vốn đa sắc của thành phố mang tên Bác.

Không biết bánh bèo có từ bao giờ, cũng không ai giải thích được vì sao gọi là bánh bèo. Chỉ biết rằng chiếc bánh mỏng manh, bình dị đó là đặc sản nổi tiếng của đất kinh kỳ. Được làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén con nhỏ xíu, ăn kèm với nước mắm ngọt, đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa bên trong là một quá trình chế biến đầy công phu của người dân ở đây.


Chiếc bánh bèo nhỏ xíu là món ăn dân dã trong đời sống của người xứ Huế. Ảnh: Khánh Hòa.

Chè hẻm – nét ẩm thực Huế

Chè hẻm Huế

Mỗi  loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ…

Hấp dẫn tôm chua xứ Huế

Những người Huế tha hương sau chuyến thăm nhà thường mang theo một vài thứ phong vị quê hương, và trong những thứ đó, tất nhiên không thể thiếu thẩu tôm chua.


Du khách trước khi rời Huế đều mua vài thẩu về cho người thân. Tôm chua giờ đây một vài nơi khác trong nước có thể làm được theo công thức. Song thật ra, chỉ ở Huế, tôm chua mới ngon, cũng như cơm hến vậy.


Ẩm thực Huế - Nghệ thuật và văn hóa

Du khách đến Huế thường tìm đến những quán ăn đặc sản. Người ta tìm đến quán ăn không chỉ vì đã thấm đói sau những buổi du ngoạn, viếng thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Huế mà thú vị hơn là để tìm hiểu văn hóa của một vùng đất qua nghệ thuật chế biến món ăn và những triết lý về ẩm thực.

Ẩm thực huế - Nghệ thuật và văn hóa

Cháo lòng chợ ở Mai

[Theo KDLH] – Chợ Mai cách trung tâm TP Huế 4km, là nơi nổi tiếng với món cháo "nghèo" nhưng rất ngon đó là món: cháo lòng.

Cháo lòng chợ Mai luôn có vị đậm đà ngon ngọt đặc trưng

Chè bột lọc bọc thịt heo quay

Là một món chè độc đáo của đất Cố đô, từng viên chè bột lọc dai kết hợp giữa vị mặn, béo của nhân thịt heo quay và ngọt của đường, thơm thơm mùi gừng, tạo nên một hương vị rất đặc biệt, ăn một lần sẽ rất khó quên.
Chè bột lọt bọc thịt quay

Bún bò xứ Huế

Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng như đầy... hợp lý như bún bò Huế.

Khi cho hai loại nguyên liệu chính của bún bò Huế là thịt bò bắp và giò heo vào nấu chung một nồi là đã trộn lẫn hai đặc tính đầy mâu thuẫn, bởi “thịt bò thì nổi, heo thì chìm”, cũng như “bò teo, heo nở”. Chưa hết, sả và ruốc, hai thứ tạo nên hương và vị cho món ăn này cũng đầy mâu thuẫn, vì tinh dầu sả vốn nhẹ và thơm, ruốc lại nặng mùi. Cái khó khi nấu bún bò Huế là sả và ruốc phải đủ lượng, thiếu ruốc thì nước dùng nhạt nhẽo, thiếu sả sẽ không có mùi thơm; cả hai thứ đều nhiều thì mùi nặng nề, hăng hắc, không tỏa ngát; lượng vừa đủ thì hương thơm của sả sẽ đưa mùi ruốc bay xa.



Nguồn: Internet

Ẩm thực Huế hấp dẫn khách du lịch

Ngoài sông Hương, núi Ngự và hệ thống di tích cố đô, ẩm thực còn đóng lực hút quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến Huế. Vì thế khi thiết kế các tour du lịch đến Huế, các nhà kinh doanh luôn muốn cho du khách trải nghiệm thú vị về ẩm thực Huế, từ những món ăn đơn giản của chốn dân dã Huế cho đến những món ăn cầu kỳ của chốn cung đình. Tất cả tạo nên sắc màu và không gian ẩm thực độc đáo theo chiều dài lịch sử và văn hóa của vùng đất Cố đô.



Chả da hấp dẫn xứ Huế

Trong ẩm thực của người Huế, chả da không chỉ là món ngon, hấp dẫn mà người ta còn dùng nó làm phụ gia, chế biến các thức ăn khác như gỏi, phở, bún, cháo… tạo nên nhiều hương vị riêng và lạ.

Chả da còn làm phụ gia để chế biến trong nhiều món ăn khác.

Mỗi khi mua chả ngoài chợ về, các bà nội trợ thường rửa sơ qua nước sôi cho sạch, trước khi chế biến món ưa thích. Bóc hết các lớp lá, chả da có màu hồng tươi gần giống nem, cắn vào thấy giòn giòn, ngòn ngọt thấm ngay từ đầu lưỡi. Chả da dễ làm nên khi nhà có giỗ kỵ, phụ nữ Huế thường tự tay làm chả.
Chả da Huế
Ảnh minh họa (Internet)

Bài viết được xem nhiều trong tuần